Mụn đầu đen không chỉ ảnh hưởng đến bề ngoài, sự tự tin của một người mà đôi khi, chúng còn có nguy cơ phát triển thành mụn bọc và gây viêm. Hiểu rõ về nguyên nhân gây mụn đầu đen, bạn có thể tìm được cách trị và ngăn ngừa loại mụn khó chịu này.
Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen hình thành từ các lỗ nang lông trên da bị tắc nghẽn do tế bào chết, vi khuẩn và bụi, khiến lượng dầu sản sinh không thể thoát ra khỏi bề mặt da. Khi đó, đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần chuyển thành màu đen đặc trưng.
Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt. Trong đó, mụn đầu đen ở má, mụn đầu đen ở mũi là phổ biến nhất. Đôi khi, chúng còn có thể xuất hiện trên lưng, ngực, cổ, cánh tay hoặc vai.
Triệu chứng mụn đầu đen
Bạn rất dễ nhận thấy mụn đầu đen ở mũi, ở má hoặc ở bất kỳ nơi nào trên mặt. Chúng là những nốt mụn nhỏ hơi nhô trên bề mặt da và thường có màu tối. Bên cạnh đó, các nốt mụn thường không gây đau nhức hoặc sưng đỏ lên như mụn bọc (mụn mủ). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu bạn nặn mụn đầu đen không đúng cách, chúng có thể tiến triển nặng hơn gây viêm nhiễm và trở thành mụn bọc hoặc mụn mủ.
Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen là gì?
Theo bác sĩ, nguyên nhân gây mụn đầu đen có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau như yếu tố môi trường hoặc sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Cụ thể hơn, nguyên nhân mụn đầu đen bao gồm:
Nguyên nhân gây mụn đầu đen là gì?
Các tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều dầu nhờn
- Các chất bã nhờn dư thừa kết cụm với các tế bào da chết và làm tắc nghẽn các nang lông
- Bạn đang dùng các loại thuốc như corticoid, thuốc ngừa thai, lithium hoặc androgen.
- da bị nhiễm corticoid gây mụn đầu đen
- Nội tiết tố thay đổi làm gia tăng sản xuất dầu khi trải qua các giai đoạn như tuổi dậy thì hoặc kinh nguyệt
- Da mặt bạn có quá nhiều vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây mụn (propionibacterium acnes).
Các yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển lmụn đầu đen, ví dụ như:
- Mỹ phẩm, chất tẩy rửa hoặc quần áo làm bít các lỗ chân lông
- Chảy mồ hôi nhiều hoặc sống trong môi trường có độ ẩm cao
- Chế độ dinh dưỡng, lối sống làm tế bào da thay mới quá nhanh
Làm sao để hết mụn đầu đen?
“Đâu là cách trị mụn đầu đen tận gốc” là mối bận tâm hàng đầu của những người bị mụn. Vậy mụn đầu đen nên dùng gì? Hiện nay, cách trị mụn đầu đen thông dụng nhất là sử dụng thuốc không kê toa có chứa các thành phần như axit salicylic và benzoyl peroxide. Các loại thuốc này thường có dạng kem, thuốc mỡ hoặc xà phòng. Bạn có thể dùng thuốc để trị mụn đầu đen ở mũi, má hoặc bất kỳ vùng da nào có mụn.
Nếu các thuốc trên không đem lại hiệu quả như mong đợi, bạn nên đi đến các phòng khám da liễu để sử dụng loại thuốc mạnh hơn. Các loại thuốc này có thể chứa các loại vitamin A như tretinoin, tazarotene và adapalene với tác dụng ngăn chặn sự tắc nghẽn lỗ chân lông và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da.
Đối với một số trường hợp, để trị mụn đầu đen, bác sĩ da liễu có thể sử dụng một công cụ chuyên dụng để nặn mụn hoặc công cụ khác có bề mặt thô ráp để loại bỏ những vết bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với bạn đọc về mụn đầu đen và những nguyên nhân khiến tình trạng mãi không khỏi. Chị em hãy ghi nhớ những thông tin này để nhận diện vấn đề và cải thiện kịp thời nhé.